Đôi khi trực giác là tốt khi bạn quyết định dựa trên kinh nghiệm nhiều, sự quyết đoán và thông tin sẵn có. Nhưng khi cảm giác không còn nhạy, trực giác không đến và bạn cảm thấy do dự, bạn sẽ làm gì? Đó là lúc một báo cáo nghiên cứu thị trường (NCTT) đúng chuẩn sẽ giúp bạn gỡ rối nhiều vấn đề.
Vậy NCTT giúp ích được gì cho bạn trong những lúc như thế này:
1. Thấu hiểu để ra quyết định
Thông qua các phương pháp trong nhóm Consumerization để trả lời cho câu hỏi "Ai là khách hàng mục tiêu và làm thế nào đáp ứng nhu cầu của họ?". Để làm được điều đó, chúng ta cần có các công cụ NCTT như Usage & Behavior (U&A), Segmentation (Phân khúc Thị trường), Consumer Portrait hay Brand Health Study.
2. Đánh giá để chọn quyết định tối ưu
Thường gặp trong giai đoạn "Innovation / Sáng tạo ý tưởng kinh doanh”, giúp trả lời cho các câu hỏi về phát triển sản phẩm mới, định giá và xúc tiến sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bao gồm các công cụ NCTT như EPIC Framework, Product / Concept Test, hay các phương pháp nâng cao như Idea Co-creation, Consumer Neuroscience, ghi nhận phản ứng của người tiêu dùng với các sản phẩm và quảng cáo của doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh.
3. Đo lường hiệu quả để điều chỉnh quyết định
Bao gồm các phương pháp giúp đo lường hiệu quả hoạt động Marketing và bán hàng:
- Đo lường hiệu quả Marketing với: Ads@work, Neurofocus, Marketing Mix Modeling, Advertising Testing,…
- Đo lường hiệu quả Sales với: Retail Audit, Shopper Research, Customer Experience, Price it Right,…
Mọi quyết định đúng đều bắt đầu bằng một nghiên cứu thị trường đúng. Nếu như bạn muốn trở thành một Marketer hiểu rõ chân dung khách hàng, bạn phải học các đọc số liệu và tìm hiểu những phương pháp NCTT "nhuần nhuyễn" nhất có thể.
Tổng hợp