Bạn có thể sử dụng thử Google VPS miễn phí và trải nghiệm các giá trị mà nó mang lại. Tham khảo ngay các bước tạo VPS với SEO Hải Phòng
Google đang dần hướng đến thị trường nền tảng đám mây. Họ cung cấp dịch vụ Google Cloud Platform đáng tin cậy cùng khả năng mở rộng cao. Bạn có thể sử dụng nền tảng đám mây này để lưu trữ dữ liệu, tính toán, thử nghiệm và triển khai ứng dụng.
1. Google VPS – Dịch vụ máy chủ ảo miễn phí là gì?
Google VPS thường được gọi là dịch vụ máy chủ ảo riêng và là một phần của nền tảng đám mây Google. Nơi đây cung cấp ba tầng lưu trữ là tiêu chuẩn, dữ liệu lưu trữ lâu dài và dữ liệu ít khi đọc dành cho doanh nghiệp. Phụ thuộc vào tần suất truy cập mà dịch vụ này có mức giá khác nhau.
Để cạnh tranh được với các đối thủ khác Google đã tung ra các gói khuyến mãi siêu hấp dẫn. Cụ thể là khi đăng ký sử dụng dịch vụ VPS của Google, mỗi người sẽ được khuyến mãi 300 USD (khoảng 7 triệu đồng). Tùy vào cấu hình của VPS mà sẽ có giá từ 10 USD trở lên (khoảng 230 nghìn đồng). Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ được dùng miễn phí VPS trong 1 năm nếu chọn gói phù hợp.
2. Ưu và nhược điểm của máy chủ ảo Google Cloud
Dưới đây là những ưu điểm khi sử dụng máy chủ ảo Google cũng như những hạn chế từ dịch vụ.
Ưu điểm
- Năng suất cao hơn: Hệ thống của Google có khả năng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến cực nhanh chóng. Do đó, nó luôn đảm bảo việc cung cấp cho bạn các bản cập nhật mỗi tuần khá nhanh và hiệu quả.
- Ít gián đoạn: Nếu bạn sử dụng những chức năng mới thì Google sẽ cung cấp các cải tiến theo một luồng liên tục. Vì vậy mà công việc của bạn sẽ không bị gián đoạn.
- Làm việc ở mọi nơi: Thông qua các ứng dụng trên Web được Google Cloud cung cấp. Bạn sẽ toàn quyền truy cập vào thông tin trên tất cả thiết bị từ mọi nơi trên thế giới.
- Bảo mật bảo vệ khách hàng: Khi sử dụng dịch vụ, bạn sẽ được các chuyên gia bảo mật hàng đầu của Google thực hiện các quy trình và bảo mật vật lý. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về thông tin, dữ liệu của mình.
- Thời gian hoạt động và độ tin cậy cao hơn: Khi một trung tâm dữ liệu gặp sự cố không khả dụng, hệ thống sẽ hoạt động trở lại trung tâm thứ cấp ngay lập tức. Vì vậy, nó sẽ không bị gián đoạn dịch vụ trong bất kỳ thời gian nào.
- Khả năng kiểm soát và tính linh hoạt tốt: Bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát công nghệ và sở hữu đối với các dữ liệu trong ứng dụng Google. Ngoài ra, khi bạn không muốn sử dụng dịch vụ nữa, bạn có thể lấy dữ liệu của mình ra khỏi kho lưu trữ trên nền tảng đám mây Google.
- Tiết kiệm chi phí: Google sẽ hợp nhất một số ít cấu hình máy chủ. Vì vậy mà chi phí được giảm thiểu đáng kể. Điều này sẽ quản lý thông qua tỷ lệ giữa con người và máy tính
Nhược điểm
- Dịch vụ của họ còn thiếu các dịch vụ quản lý. Không những vậy, một số phiên bản quản lý hiện tại đã lỗi thời và bị hạn chế.
- Các tùy chỉnh còn hạn chế đối với các sản phẩm GCP cốt lõi như: Datastore, BigQuery, Spanner.
- Documentation (tài liệu) còn kém và SDK bị hỏng. Ngoài hướng dẫn tham chiếu API chi tiết và kích thước lớn thì tài liệu chưa thực sự hoàn thiện. Ví dụ như bạn lưu trữ quá giới hạn nhất định thì nó không thể giải thích rõ ràng. Thậm chí còn đưa ra các khẳng định khó hiểu.
- Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng còn khá nhiều thiếu sót.
3. Hướng dẫn tạo VPS miễn phí trên Google Cloud
Việc tạo một Google VPS khá đơn giản, bạn hãy thực hiện theo từng bước sau đây:
- Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Cloud
- Bước 2: Chọn vị trí địa lý
- Bước 3: Điền thông tin
- Bước 4: Tạo và cấu hình máy chủ ảo
- Bước 5: Đặt Username
- Bước 6: Remote máy chủ ảo
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Cloud
Để đăng ký tài khoản miễn phí, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Google. Sau đó, truy cập vào trang đăng ký tài khoản Google Cloud.
Bước 2: Chọn vị trí địa lý
Tiếp đó, bạn ấn vào Get Free để Google tự động cập nhật vị trí dựa trên ID. Nếu bạn thấy vị trí địa lý bị sai thì sửa lại thành Việt Nam. Click tiếp vào 2 nút Yes rồi ấn vào Agree And Continue.
Bước 3: Điền thông tin
Bạn điền tất cả thông tin cùng địa chỉ của mình vào. Phần hình thức thanh toán thì bạn nên chọn Account Type là Individual. Nếu chọn Business thì bắt buộc phải khai báo tên doanh nghiệp khá phức tạp.
Phần How You Pay, bạn có thể để mặc định Automatic. Payment Method thì bạn điền đủ số thẻ, tên chủ thẻ và thời gian hết hạn. Lư ý, tài khoản bạn cần có ít nhất 1 USD vì Google sẽ trừ đi số tiền này để xác thực bạn là người thực. Sau đó vài ngày, Google sẽ tự động hoàn trả lại 1 USD cho bạn.
Điền đầy đủ thông tin thanh toán để Google xác nhận bạn là người thực
Nếu sau một năm, bạn không muốn dùng dịch vụ Google VPS nữa, bạn có thể xóa tài khoản thanh toán đi là được.
Bước 4: Tạo và cấu hình máy chủ ảo
Bạn chọn vào mục Compute Engine để tạo máy ảo. Sau đó Click tiếp tục vào VM Instances và Create.
Tiếp theo là phần cấu hình máy chủ ảo:
- Name: Để mặc định hoặc đặt tên dễ nhớ.
- Zone: Chọn vị trí chứa máy ảo.
- Machine Type: Chọn số Core CPU, dung lượng RAM. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn dung lượng cho phù hợp.
- Boot Disk: Chọn hệ điều hành và dung lượng. Một số hệ điều hành hỗ trợ như Ubuntu (Linux), Centos, Windows Server.
Cuối cùng kiểm tra lại lần nữa và bạn chọn vào nút Create.
Bước 5: Đặt Username
Bước này bạn sẽ tiến hành đặt Username và Password. Tại giao diện khởi tạo máy chủ, bạn tích vào ô tròn để đổi thành màu xanh. Sau đó, chọn vào mục RDP và chọn tiếp vào Set Windows Password.
Sau khi đã đặt Password thì một cửa sổ hiện lên và bạn tiếp tục khai báo tên User. Tiếp theo chọn vào mục Set (Lưu ý: bạn cần nhớ tên User để Remote vào Server).
Cuối cùng, bạn tìm mục External IP và Copy lại địa chỉ IP của máy ảo.
Bước 6: Remote máy chủ ảo
Để Remote vào máy chủ ảo, bạn thực hiện như sau:
- Bạn dùng tổ hợp phím Window + R để mở trình Run.
- Tiếp tục nhập lệnh MSTSC để mở Remote Desktop.
- Sau đó nhập External IP, điền Username và Password ở bước trên.
Lưu ý: Bạn cần theo dõi thường xuyên để tránh phát sinh thêm phí ngoài 300 USD miễn phí từ Google.
4. Đối tượng nào nên sử dụng dịch vụ Google VPS.
Thuê VPS pháp phổ biến dành cho thiết kế Web, lập trình, kinh doanh thương mại điện tử,… Có thể chia thành bốn nhóm chính gồm:
- Thiết kế Web (Sandbox, Multi-Site Hosting, Hosting Client’s Websites).
- Các nhà phát triển Web (Sandbox, Development Platform, Bespoke Scripts & Software).
- Webmaster nâng cao (Large Websites, Multi-site Hosting, Dynamic Functionality, Database Server & Email Server, Bespoke Scripts & Software).
- Các doanh nghiệp có nhu cầu về máy chủ cơ sở dữ liệu, Email hay phát triển phần mềm, dịch vụ riêng (Media Streaming, Ecommerce, High Resource Website, Database & Email Server, Data Storage).
Sử dụng VPS không hề dễ vì nó không chỉ đơn thuần là phiên bản mạnh hơn của Shared Hosting. Khi quản lý VPS, bạn cần một số kỹ năng tương tự như quản lý máy chủ thuê riêng. Vì vậy mà khách hành chính của VPS thường là dân IT và những người có kinh nghiệm quản trị.
5. Giải pháp máy chủ Cloud chất lượng dành cho doanh nghiệp
Cloud Server còn gọi là nền tảng điện toán đám mây. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa Server và nhiều thiết bị khác khi chúng được kết nối Internet. Cloud Server được phát triển nhằm giải quyết vấn đề về Uptime, chi phí và bảo hành. Hiện đây là giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.
Tổng hợp