Quy trình làm blog cho newbie – Khởi tạo blog riêng cho mình
Dạo gần đây rất nhiều bạn hỏi mình làm sao để tạo được một website hoàn chỉnh là có thể duy trì và phát triển nội dung cho nó. Vì vậy đó là nguyên nhân bài viết này ra đời để giúp các bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh việc “Khởi tạo website” cho riêng mình.
Mình tin rằng viết phát triển blog riêng cho bản thân là một điều rất cần thiết, đặc biệt với các bạn muốn phát triển lâu dài với nghề viết hay nghề marketing hay hậm chí là bất cứ ngành nghề gì. Đó là ngôi nhà thật sự của bạn và là nơi bạn thoải mái chia sẻ, thể hiện bản thân.
Điều gì giúp mình làm được một blog cá nhân? Một phần may mắn là mình đã có kinh nghiệm viết bài trên website của nhiều dự án của công ty. Số lượng bài viết của mình lên đến con số ~5000 bài trên website và mỗi một chủ đề hay chiến dịch content marketing qua đi, mình sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức. Nhờ vậy mà có thêm kiến thức trong việc thiết kế website, rồi tự tạo một blog riêng cho mình.
Với những bạn muốn tạo một webiste riêng cho bản thân không nhất thiết phải tự build như mình nếu chưa có đủ kiến thức và nguồn lực. Các bạn có thể nhờ một đơn vị thiết kế webiste chuyên nghiệp để đặt họ làm một webiste hoàn chỉnh sẽ đở mất thời gian mò mẩm hơn và fix lỗi.
Trong bài viết chia sẻ lần này, mình sẽ chia sẻ những quy trình cơ bản để hình thành nên một blog cá nhân riêng như thế nào. mong sẽ giúp cho các bạn có ý định tạo blog cho mình có định hướng phù hợp hơn nhé!
Vậy các bước chuẩn bị trong quy trình làm blog như thế nào?
Bước 1: Xác định mục đích xây dựng blog
- Bạn muốn tạo blog để làm gì?
- Để viết blog kiếm tiền: Chắc chắn đối với những bạn đam mê viết lách hay làm trong ngành marketing sẽ mong muôn mình có thể tạo ra nguồn thu nhập tự động. Tất nhiên kiếm tiền bằng cách viết blog thật sự không phải dễ dàng, nhưng việc bạn đầu tư cho bản thân 1 blog riêng thì chắc chắn là rất ít rủi ro vì chi phí rất nhỏ so với các mô hình kinh doanh khác.
- Để tăng nội lực bản thân: Đôi khi có những kiến thức tưởng chừng rất cơ bản và bạn cứ đinh ninh là hiểu và nắm nó rồi nhưng khi cần phải nêu nó ra thì bạn lại không biến nó thành lời được. Việc viết blog đôi khi khiến mình nhận ra một số lỗ hổng kiến thức căn bản của mình và qua đó tự mình phải trau dồi thêm để lấp những lỗ hổng đó một cách hiệu quả.
- Để lan tỏa & giúp đỡ nhiều người khác: từ những kiến thức bạn chia sẻ, hướng dẫn sẽ giúp đỡ cho rất nhiều người khác. Có thể nói rằng số tiền bạn kiếm được từ công việc viết blog sẽ tỷ lệ thuận với số lượng người bạn giúp đỡ.
- Để tăng sự tự tin: bạn càng phát triển càng update bản thân thì chỉ số tự tin của bạn sẽ càng tăng là điều tất nhiên.
- Kết nối với những người khác trong ngành: Mở rộng và kết nối mối quan hệ là điều rất cần thiết để bạn phát triển trong nghề nghiệp của mình. Blog của bạn sẽ là nơi để bạn kết nối với những người chung tần số và mở rộng nó ra.
- Để tiếp cận khách hàng & bán hàng: Nếu bạn đang kinh doanh thì viết blog sẽ là cách bạn marketing vô cùng tốt với chi phí 0đ. Đó là lý do mà bất cứ thương hiệu nào ngày nay cũng tạo ra một trang blog riêng để kết nối với khách hàng nhiều hơn.
- Xây dựng công đồng – trở thành người ảnh hưởng: những nội dung bạn truyền tải có ích đến vơi mọi người, dần dần bạn sẽ xây dựng được thương hiệu và sự tin tưởng của độc giả. Lúc này bạn sẽ có sức ảnh hưởng và hoàn toàn có thể xây dựng cộng đồng riêng cho mình.
- …
Tùy mỗi mục đích chúng ta sẽ có cách triển khai nội dung cho blog không giống nhau. Và thường là một blog tốn tại với nhiều mục đích trên, ai muốn làm blog chẳng muốn luyện viết giỏi để đến một ngày “đẻ” ra tiền từ con chữ của mình đúng không 😀
Bước 2: Chọn chủ đề blog
- Hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn có phải là chuyên gia trong một cái gì đó?
- Bạn có đam mê điều gì không?
- Bạn đang học một cái gì đó mới và muốn viết về quá trình của bạn?
- Có ai quan tâm đến chủ đề blog của bạn không?
- Nếu bạn không chắc chắn nên viết về blog gì, có một số cách để tìm một chủ đề blog hay:
- Sở thích & đam mê: Sở thích mà bạn đam mê là một nơi tuyệt vời để bắt đầu. Nấu ăn, du lịch, thời trang, thể thao và xe hơi đều là những ví dụ kinh điển.
- Kinh nghiệm sống: Mọi người đều có những bài học mà họ đã học được qua kinh nghiệm sống của mình. Chia sẻ kiến thức này có thể cực kỳ hữu ích cho những người khác trong các tình huống tương tự.
Hãy nghĩ về những điều bạn đã trải qua trong cuộc sống. Điều này có thể liên quan đến gia đình của bạn (ví dụ: blog về mẹ bỉm sữa chăm con), công việc (blog về kinh nghiệm làm Digital Marketer) hoặc là một blog cá nhân. Một blog cá nhân là một blog tất cả về bạn. Điều này sẽ bao gồm một loạt các chủ đề, từ những việc bạn làm hàng ngày, đến những suy nghĩ và trải nghiệm của bạn.
Bước 3: Tìm nền tảng viết blog phù hợp
Nên chọn nền tảng viết blog nào?
- Hầu hết các thống kê cho thấy WordPress là nền tảng blog được sử dụng phổ biến nhất trong mọi nền tảng làm blog.
- Blogger – Chắc chắn là điều tốt nhất tiếp theo với WordPress.
- Tumblr – Một nửa mạng xã hội, một nửa blog. Khá thú vị, và cũng đơn giản để sử dụng.
- …
Nhưng đây là những lý do mình khuyên các bạn nên sử dụng WordPress:
- Thiết lập blog siêu dễ dàng và miễn phí sử dụng
- Hàng tấn chủ đề theme và plugin miễn phí
- Build blog cực kỳ nhanh, dễ thao tác – Điển hình là case của mình làm web trg 7 ngày
- Dễ SEO website
- WordPress đang được cập nhật và cải tiến thường xuyên
- Bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát blog của bạn
- Mọi người có thể tương tác với bạn một cách dễ dàng. Nội dung của bạn có thể được chia sẻ, bình luận, v.v.
Về cơ bản WordPress có hai phiên bản đó là:
- WordPress.com: Bạn có thể truy cập và tạo ra blog được lưu trữ miễn phí ở đây. ví dụ như bạn sẽ có 1 domain tên là www.tencuaban.wordpress.com, đây là nền tảng lưu trữ blog đơn giản và giới hạn trong việc viết blog. nhược điểm của việc sử dụng nền tảng này là bạn sẽ bị hạn chế kiếm tiền từ nó và cũng không đo lường được hiệu quả khi triển khai nội dung. Sau khi bạn muốn nâng cấp để sử dụng nhiều hơn lại phải trả tiền thêm.
- WordPress.org: Đây là nền tảng bạn được lưu trữ dữ liệu của riêng bạn và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó. Vì nó là của chính bạn, không của ai khác. Bạn sẽ được sử dụng tên miền riêng, ví dụ http://seohaiphong.com/ và lưu trữ blog của bạn trên máy chủ (hosting) riêng của bạn. tuyệt vời hơn là bạn có thể kiếm được tiền từ việc viết blog.
Nên chọn blog miễn phí hoặc blog tự lưu trữ?
Bất cứ ai cũng có thể đăng ký với một trang blog hoặc platofrm miễn phí như Blogger.com, WordPress.com và Tumblr.com
Tuy nhiên, nếu bạn nghiêm túc về việc viết blog, nền tảng viết blog miễn phí không phải là một lựa chọn thông minh.
Có nhiều nhược điểm của dịch vụ viết blog miễn phí (khả năng kiếm tiền, tùy chỉnh và lưu lượng truy cập hạn chế), và quan trọng nhất – bạn sẽ không kiểm soát được blog của mình.
Và nếu bạn muốn nâng cấp, bạn sẽ phải trả mức phí nhiều hơn.
Giải pháp cho việc này là tự lưu trữ blog của bạn (có một website tự lưu trữ riêng cho mình). Theo cách đó, bạn sẽ không có giới hạn liên quan đến nội dung blog của mình (chẳng hạn như hình ảnh và video). Blog của bạn sẽ trông chuyên nghiệp hơn, đẹp hơn và có thể được cải thiện sau này. Lúc này bạn mới thực sự sở hữu blog của bạn.
Tất nhiên, nếu bạn không có kế hoạch viết blog lâu dài hoặc chưa có nguồn lực hay ngân sách thì một blog miễn phí vẫn rất ok.
Bước 4: Chọn tên miền (domain)
Đây là một bước SIÊU QUAN TRỌNG mà mình dành thời gian cân nhắc rất kỹ trước khi hình thành nên blog. Domain như tên địa chỉ để người khác tiếp cận được với bạn trên môi trường online vậy, nó là duy nhất và độc nhất, bạn phải cần nhắc thật kỹ để chọn một cái tên thật khôn ngoan.
Một số lưu ý mình dành cho các bạn:
- Chọn tên miền phải dễ nhớ, ngắn gọn, dễ đọc, dễ phát âm dù để để dấu hay không
- Tên mang ý nghĩa thương hiệu và xây dựng thương hiệu cá nhân
- Ưu tiên 2 đuối tên miền .com và .vn vì đây là 2 tên miền phổ biến nhất
- Đưa từ khóa liên quan đến chủ đề blog của bạn vào (ví dụ: kienthucmmo.vn)
- Tên domain nhắm đúng đến thị trường ngách
Một số người sẽ dùng tên mình để đặt tên cho blog, một số thì sẽ sử dụng một cái tên có liên quan đến chủ đề của blog.
Hiện tại có hàng trăm trang web bán domain khác nhau bạn có thể tham khảo các trang như: 123Host, Nhần Hòa, Go Daddy…
Bước 5: Đăng ký hosting
Khi bạn đã có một tên miền (địa chỉ trang blog). chắc chắn là nếu chúng ta có địa chỉ nhà mà không đăng ký nó trên một mảnh đất nào đó thì không thể được đúng không? Vị vậy, việc bạn cần làm lúc này là bạn phải đăng ký một hosting (nơi để bạn lưu trữ blog của bạn trên môi trường internet).
Ban đầu blog của bạn chưa có nhiều truy cập và cũng chưa nhiều nội dung, có thể sử dụng các gói hosting với giá rẻ nhất, chỉ khoảng vài chục ngàn đồng/ tháng. Sau đó khi nhu cầu tăng lên thì bạn có thể nâng cấp lên sau.
Bạn có thể canh các đợt hosting giảm giá để mua cho rẻ, mình thì mua gói hosting 2 năm luôn để cho tiện vì cũng đã định hướng làm lâu dài. Tại phần này có các thông tin cực kỳ quan trọng bạn KHÔNG ĐƯỢC QUÊN đó là:
- Thông tin mua hàng tại trang web nào
- Tên đăng nhập + mật khẩu để đăng nhập vào cPanel (Trình quản trị hosting)
- Địa chỉ DNS của hosting
(có vẻ hơi thiên về kỹ thuật, những bạn có ý định thiết kế website và có kiến thức về phần này thì có thể tự build blog cho riêng mình hoặc nếu bạn vẫn muốn có domain riêng nhưng không biết gì về kỹ thuật thì tìm một người chuyên làm web giúp set up một cái website WordPress đơn giản. Chi phí cũng sẽ không quá cao!)
Bước 6: Thiết kế – Cài đặt – Tùy chỉnh – Tối ưu hóa blog WordPress của bạn
Đây là một giai đoạn khá chuyên sâu về phần kỹ thuật, nếu bạn chưa có kinh nghiệm build blog thì các đơn vị thiết kế webiste sẽ lo hết cho mình.
Tại phần này các bạn có thể bắt đầu cần nhắc đến các phần như:
- Bộ nhận diện thương hiệu
- Doanh mục sản phẩm, menu, các trang liên quan, salespage…
- Chuyên mục, plugin liên quan,…
Các phần này mình sẽ chia sẻ chi tiết trong chuỗi bài viết kế tiếp
Về cơ bản đây là một số bước cơ bản để khởi tạo website cho mình, ngoài ra còn các yếu tố kỹ thuật khác khi làm web sẽ phát sinh để bạn tối ưu và chuẩn hóa website hơn. Phần này thiên về kỹ thuật khá nhiều mình sẽ không chia sẻ trong bài viết này hoặc sẽ chia sẻ trong một bài viết riêng nếu bạn nào cần!
Bước 7: Viết blog
Sau khi đã hoàn thiện phần set up web ở trên bạn có được một website gần như hoàn chỉnh rồi thì chúng ta có thể bắt đầu viết những bài blog đầu tiên cho mình. Có một số lưu ý quan trọng trong phần này mình muốn chia sẻ đến các bạn.
- Đối với những bạn chưa biết viết bài chuẩn SEO là như thế nào thì bài viết đầu tiên sẽ luôn khó khăn. Bởi vì bạn sẽ phải học cách viết bài trên website, cách chèn từ khoá, đặt tiêu đề, thẻ tag, viết phần mô tả (description)…Tuy nhiên từ bài viết thứ 2 trở đi, mọi chuyện sẽ dần suôn sẻ hơn rất nhiều. Cứ yên tâm nhé.
- Đừng cố gắng viết chuẩn SEO ngay từ ban đầu. Các bạn không cần phải gò ép mình phái viết bài chuẩn SEO ngay từ đầu mà hãy bắt đầu bằng nhưng bài viết thô trước, sau đó điều chỉnh và fix bài viết sau cho chuẩn SEO. Những bài viết đầu tiên mình viết trên webiste của Seo Hải Phòng cũng không chuẩn SEO nhưng dần dần được học hỏi, rồi tìm hiểu mới biết và quay trở lại fix sau.
Những câu hỏi cần trả lời trước khi viết blog
Phần này mình dùng cho cả bước chuẩn bị để lên chiến dịch content marketing cho một webiste nào đó luôn!
- Người dùng của bạn là ai?
- Đối thủ của bạn là ai?
- Bạn đến điều gì cho độc giả?
- Chiến dịch nội dung nào bạn gồm có những phần nào?
- Mục đích của nội dung của bạn là gì?
- Tần suất bạn nên sản xuất nội dung?
- Làm thế nào bạn sẽ phân phối nội dung của bạn đến với độc giả?
- Ai phụ trách nội dung trên website của bạn?
- Điểm đến của bạn (chiến lược cốt lõi) là gì?
Đây là những câu hỏi trên bảng chiến lược nội dung cốt lõi bên trên cực kì quan trọng, nó giúp bạn thực hiện những điều sau:
- Có một cái nhìn tổng quan về việc triển khai nội dung trên website
- Cho bạn thấy những lỗ hổng tiếp thị, điều gì dẫn đến thành công và thất bại để bạn có thể khắc phục và phát triển
- Giúp bạn điều chỉnh kịp thời lại chiến lược nội dung khi có những yếu tố tác động hoặc sự thay đổi từ bên ngoài
- Phù hợp với giá trị của bạn để bạn có thể duy trì và vận dụng nó theo thời gian
CÁCH VIẾT BÀI CHUẨN SEO
☛ Bước 1: Lựa chọn từ khóa cần viết
- Từ khóa (Keyword): Từ khóa là từ hoặc cụm bạn muốn nhấn mạnh và lặp lại trong bài viết.
- Yêu cầu của từ khóa
- Phải xuất hiện trong Tên bài viết
- Phải xuất hiện trong URL
- Phải xuất hiện trong đoạn mô tả
- Phải xuất hiện trong các tiêu đề H2, H3,…
- Phải xuất hiện tự nhiên trong bài viết
Các công cụ giúp lấy ý tưởng từ khóa: Google Search/Suggest, Keywordtool.io, Keyword Planner, Ahref, Soi web đối thủ,..
☛ Bước 2: Tối ưu tiêu đề chứa từ khóa
Đặt tiêu đề cho từ khóa chính bạn và giữ tiêu đề của bạn dưới 60 ký tự. Cố gắng tránh tất cả các từ viết HOA như “CÁCH BẮT ĐẦU VIẾT BLOG”. Chúng có thể khó cho người đọc và có thể hạn chế số lượng ký tự mà Google sẽ hiển thị.
☛ Bước 3: Lên sườn nội dung bài viết
Cũng giống như viết tập làm văn lúc còn đi học, các bạn sẽ lập dàn ý trước khi viết sâu vào một bài viết nào đó. Viết bài trên website cũng vậy, bạn hãy Bố trí các tiêu đề H2, H3, H4 cho phù hợp tương tự như bố trí các luận điểm luận cứ trong bài tập làm văn vậy.
kinh nghiệm của mình là các bạn hãy liệt kê ra các heading trước sẽ dễ viết hơn là viết tới đâu nghĩ tới đó. Việc này sẽ giúp bạn việc với tần suất nhanh hơn và bài viết logic hơn.
Tại bước này các bạn viết xong thì nhớ chọn chuyên mục và thêm thẻ tag cho bài viết luôn cho nhanh nhé!
(một số bạn đã từng nhìn qua giao diện blog sẽ hiểu bước này – những bạn khách chưa biết cách thì xem thêm bài viết này để nhìn ảnh cho rõ hơn: …………..)
☛ Bước 4: Bố trí từ khóa vào đoạn mô tả
☛ Bước 5: Tiến hành viết bài theo sườn đã có.
Cố gắng chèn các từ khóa đã chọn và từ khóa dài, từ khóa đồng nghĩa một cách tự nhiên vào bài viết. Đừng quá khuôn mẫu hay tham chèn nhiều từ khóa quá làm mất trải nghiệm người đọc nhé!
☛ Bước 7: Chèn link, hình ảnh và video.
Trang trí thêm cho bài viết bằng ccs thêm ảnh minh hoa, video nếu có, chèn các link dẫn về sản phẩm hay bài viết liên quan khác của bạn,…
Công cụ thiết kế ảnh bìa, banner:
- Canva
- DesignBold
- Photoshop
- AI
- …
Các website lấy hình ảnh đẹp, đa dạng:
- https://www.pexels.com/
- https://unsplash.com/
- https://pixabay.com/
- https://freephotos.cc
- https://fr.freeimages.com
Các công cụ hỗ trợ đánh giá bài viết:
- Similarweb, AlexaRank, Ahrefs (traffic)
- Ahrefs.com (Traffic, backlink & keyword top)
- Seoquake, GTmetrix, PageSpeed Insights (Onpage)
- Yoast SEO (Content)
☛ Bước 8: Tối ưu nội dung theo Yoast SEO
Yoast SEO là một plug-in của WordPress giúp bạn kiểm tra độ chuẩn SEO của bài viết.
Tại bước này các bạn sẽ làm các công việc như:
- Điền từ khóa chính, từ khóa phụ
- Tối ưu dòng mô tả sao cho chứa các từ khóa đã chọn
- Thêm ảnh đại diện của bài viết
Hoặc nếu bạn cảm thấy những điều trên là quá sức về khả năng kỹ thuật của mình thì bạn có thể tạo một cái blog miễn phí tại WordPress.com hoặc Blogspot (đây vẫn là một lựa chọn dành cho các bạn newbie chạp chừng vào nghề viết). Hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí domain và hosting.
Và thế là chúng ta đã có một bài viết chuẩn SEO. Thấy loằn ngoằn thế thôi chứ dễ thực hiện lắm, đừng hoang mang. mới đầu tiếp xúc còn lạ lẳm chứ khi đã quen rồi thì các bạn sẽ viết rất nhanh nếu như làm theo quy trình mình nói ở trên.
Tổng hợp